Tổn thương loét da sau khi điều trị ung thư vú
Không chỉ tiêu diệt tế bào ác tính của bệnh lý ung thư, tia xạ trị còn tiêu diệt cả tế bào lành tính gây tổn thương các mô xung quanh.. Khi viêm da sau xạ trị có thể dẫn đến loét, cần có các biện pháp chăm sóc tích cực để giảm đau, chống nhiễm trùng vết loét. Vết loét sẽ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh thường xuyên bằng các dung dịch sát trùng. Nhiễm trùng gây mủ tại vết loét và lan ra các vùng da lân cận. Tác dụng không mong muốn của xạ trị đã khiến nhiều bệnh nhân phải sống chung với cơ thể lở loét
Hình ảnh ung thư vú
Viêm da sau xạ trị ung thư vú
Viêm da sau xạ trị, loét da sau xạ trị là tác dụng phụ thường gặp, nó giống như da bị cháy nắng: tấy đỏ, rát và kích ứng và được chia làm 4 độ:
-
Độ 0: Da bình thường
-
Độ 1: Trên da xuất ban đỏ, thay đổi màu sắc da, cháy nắng, mụn thịt, ngứa, rát.
-
Độ 2: Bong tróc da ẩm tại các vị trí là nếp gấp, hoặc cọ sát nhiều, không chảy dịch, hoặc phù nề vừa phải giới hạn < 50% diện tích trường chiếu (bong da khô).
-
Độ 3: Bong da ẩm ở ngoài nếp gấp, tổn thương lớp thượng bì, phù nề, loét >2cm, chảy dịch >50% diện tích trường chiếu (bong da ẩm).
-
Độ 4: Độ ăn sâu hơn, chảy máu hoặc như các triệu chứng nhiễm khuẩn, loét lan rộng, hoại tử hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Bảo vệ da sau xạ trị ung thư vú như thế nào để phòng chống loét da
-
Mặc áo thoáng rộng chất cotton thấm hút mồ hôi tốt, không mặc áo con, áo bó sát người bởi nó sẽ gây cọ sát, mất thông thoáng, tích tụ mồ hôi dẫn đến tình trạng viêm da, đau rát, tổn thương thêm vùng da xạ trị.
-
Nếu có cảm giác ngứa ở vùng điều trị thì không gãi vì nó có thể làm cho vùng da bị kích ứng và bong ra làm cho da trở nên đau rát và trầm trọng hơn, bạn nên cắt ngắn móng tay khi chăm sóc da xạ trị.
-
Không sử dụng các loại miếng dán có chứa cồn để dán lên vùng da điều trị
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp da vùng điều trị với ánh nắng mặt trời đặc biệt mùa hè khung giờ từ 9h- 15h, tránh các khu vực có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Không bơi lội do những thay đổi da của xạ trị có thể bị kích ứng bởi clo hoặc hóa chất trong hồ bơi.
-
Giữ cho vùng da luôn luôn sạch sẽ, tắm bằng nước sạch xà phòng dành cho trẻ em, nước không quá nóng, không lạnh nên nhẹ nhàng, không chà xát vùng da điều trị.
-
Sử dụng khăn lông mềm thấm khô da vùng da xạ, không sử dụng mỹ phẩm hay các hóa chất làm sạch lên vùng da xạ trị
-
Giữ ẩm cho da:
-
Bôi kem bảo vệ phóng xạ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng các loại kem dưỡng da khác. Làm sạch da bằng nước muối sinh lý trước khi bôi kem.
-
Thoa kem nhẹ nhàng xung quanh vùng da xạ, thoa một lớp mỏng, không thoa chồng chéo nhau ngày 2-3 lần. Thoa kem trước xạ trị 1-2h hoặc sau khi xạ xong 1h. Không thoa kem ngay trước khi xạ trị.
Lưu ý: Không để lớp kem bám dày trên mặt da vùng xạ trị làm giảm tác dụng của tia xạ. Tiếp tục dùng ít nhất 1 tháng sau xạ trị.
BÁC SỸ TUY CHUYÊN ĐIỀU TRỊ LỞ LOÉT SAU XẠ TRỊ UNG THƯ VÚ BẰNG CAO DÁN VẾT THƯƠNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Hãy tham khảo ngay 2 trường hợp bện nhân dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị loét da sau xạ trị ung thư AN TOÀN - HIỆU
Bệnh nhân nữ đang nuôi con bú phát hiện bị ung thư vú và xạ trị thì vùng vú bị tổn thương dẫn đến loét da
- Bệnh nhân đang nuôi con bú phát hiện vú trái có một nhân cứng, sờ nắn không đau, không di động ( theo lời kể của bênh nhân) Bệnh nhân đã đi khám và siêu âm nhiều nơi được chẩn đoán tắc tia sữa, áp xe, nhân xơ tuyến vú... kết luận không nguy hiểm và BN vẫn nuôi con bú bình thường. Nhưng, nhân cứng đó ngày một phát triển và có số dấu hiệu bất thường. Bệnh nhân đi khám viện K. Sau khi chọc sinh thiết, kết quả là ung thư vú. Bệnh nhân rất sốc về kết quả như vậy và đã điều trị theo phác đồ của bệnh viện K là tia xạ và truyền hoá chất.
- Sau khi tia xạ, vùng vú bị tổn thương dần dần dẫn đến lở loét và lan rộng không lành mặc dù đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Do ung thư chưa di căn sang các cơ quan lân cận, bệnh nhân muốn nhanh chóng điều trị khỏi vết lở loét để phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú trái. Điều trị triệt căn tế bào ung thư ở trong cơ thể.
- Rất may cho bệnh nhân sau khi tìm hiểu biết đến Cao dán gia truyền gia đình Bs Tuy. Sau khi được tư vấn và lựa chọn Cao dán bệnh nhân đã đồng ý điều trị.
- Sau hơn 1 tháng điều trị vết lở loét đã khỏi hoàn toàn và bệnh nhân chuẩn bị làm phẫu thuật cắt bỏ vú trái.
Hãy theo dõi bài viết dưới để biết được quá trình điều trị vết lở loét vú bằng Cao dán.
Một số hình ảnh trong quá trình điều trị
Lở loét vú sau xạ trị
Vết lở loét tiến triển sau 9 ngày điều trị
Vết lở loét tiến triển sau 1 tháng điều trị
Khỏi hoàn toàn lở loét vú sau xạ trị ung thư
Phục hồi vùng da bị loét sau khi xạ trị ung thư vú
Hình ảnh lở loét da do xạ trị
Miếng dán trị lở loét sau xạ trị ung thư
Vết lở loét ngực sau xạ trị ưng thư vú
Hình ảnh so sánh vết lở loét vùng ngực sau xạ trị ưng thư vú sau 8 ngày điều trị.
Hình ảnh vết lở loét tiến triển sau đợt xạ trị
Lở loét da vùng ngực sau xạ trị ung thư vú
Hình ảnh so sánh vết vết lở loét sau xạ trị ung thư vú
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển rất tốt
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển sắp khỏi hoàn toàn
- https://drdutuy.vn/cac-buoc-che-bien-cu-tam-that-thanh-bot.html